NỔI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH

BẢO NINH – khoác trên mình phong cách của một văn chiến sĩ xuất sắc, phác lên những tác phẩm thấm đẫm tư tưởng nhân đạo đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng biết bao người yêu thích sách

“Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu có thể là cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng mắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xe đau trong lòng và nhất là đưng có nhớ chạm vào cái chết” 

 NỔI BUỒN CHIẾN TRANH” năm 1987 của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc biệt, ngay từ khi mới ra đời và lập tức gây “bão” trên văn đàn Việt Nam ở đủ mọi khía cạnh khác nhau; là cuốn tiểu thuyết duy nhất của Việt Nam được đưa vào vòng đề cử Giải Nobel Văn học; đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng…

“Nỗi buồn chiến tranh” không phải là những trận chiến hào hùng, không phải là từng đoàn quân đi lớp lớp, không phải là “dù cách xa hai ngã đường chiến dịch ta vẫn hẹn cùng chung một ánh trăng ngần”… “Nỗi buồn chiến tranh” là sự tàn khốc, bi thảm, là chết chóc, đau thương, là nỗi ám ảnh đớn đau của người lính sống sót trở về sau chiến tranh khi các đồng chí của họ nằm lại nơi rừng thiêng nước độc; là tình yêu dang dở của lứa đôi…

Tác phẩm này sẽ  ám ảnh rất lâu khi đọc xong, ám ảnh về những trận đánh, những cái chết đến bất ngờ, những xác chết trương phình, tím ngắt; những vết thương có dòi của các đồng chí thương binh; là hình ảnh người – vượn, mà người lính đã bắn nhầm: “khi ngã ra, cạo sạch bộ lông thì hóa ra: con vật hiện nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sần lở, nửa xám, nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược; một loài hoa ưa hút máu người tử trận nên hoa rất thơm …."

Chúng ta đã phải trả cho hoà bình một cái giá quá đắt. “Nỗi buồn chiến tranh” đã cho thấy, cái giá đắt của hoà bình mà chúng ta phải trả bên cạnh những vật chất hiện hữu là những nỗi đau da diết, tận cùng. Cái giá của những cơn đau vật vã lúc trái gió trở trời của người lính trở về sau cuộc chiến; của nỗi đau khi họ nhìn những thế hệ thứ 2, thứ 3 của mình người không ra người vì di chứng của chất độc da cam; nỗi ám ảnh về cái chết đau đớn của đồng đội ngay trước mắt mình, cả những nỗi đau khi họ biết rằng, họ đã hy sinh thật nhiều để đổi lấy hoà bình mà những con người sinh ra đã hưởng ngay hoà bình với thái độ rất vô ơn…

Đừng bao giờ quên ông cha mình đã phải trả những gì để đồi lại hoà bình. Hằng năm, hãy dành chút thời gian, tình cảm, bằng cách nào đó thể hiện lòng biết ơn với những người thương binh, liệt sỹ, với những gia đình bị ảnh hưởng bởi chiến tranh … họ đáng được biết ơn nhiều hơn thế.

Nỗi buồn chiến tranh” là để lắng lòng mình lại, biết ơn sâu sắc những gì mình đang có, trân trọng những con người đã không tiếc thân mình cho ngày hôm nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TUỔI THƠ DỮ DỘI - PHÙNG QUÁN

CHÂN TRẦN CHÍ THÉP - James G. Zumwalt

THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤY - NIKOLAI ALEKSEYEVICH OSTROVSKY